Thần tượng

Có bao giờ tự nhiên chợt nhớ đến lão THẦN TƯỢNG thời niên thiếu của mình rồi đặt câu hỏi ơ... từ khi nào mình lạnh nhạt không còn cập nhật chút gì về hắn, hay có khi nào bạn nghĩ về cái người ngày xưa mình cực kỳ ngưỡng mộ mà giờ chẳng hiểu được vì sao ngày đó lại ngưỡng mộ như vậy ... Theo thời gian sự thay đổi rõ ràng nhất trong cuộc sống chính là sự thực dụng trong suy nghĩ và hành động, dường như theo thời gian sự non nớt ngây thơ và cái ngông của bản thân đã thay đổi ít nhiều điều đó chính là TRƯỞNG THÀNH và càng trưởng thành người ta càng yêu bản thân mình hơn và càng rất khó để thần tượng một ai đó.



Trong cuộc sống đời thường để một người nào đó khiến bản thân mình phải gọi là thần tượng thì họ ngoài tài năng thì còn phải có một cuộc sống đẹp (theo số đông nhìn nhận) mà theo thời gian thì với người càng trưởng thành số lượng thần tượng ngày càng ít đi, đơn giản là vì càng trưởng thành người ta càng mong muốn bản thân mình được nhìn nhận như một cá thể đặc biệt không muốn đồng nhất màu sắc với ai  nhưng lại cũng không muốn mình là cá thể riêng biệt trơ trọi một mình một sắc giữa thế giới này đó chính là nghịch lý của NGƯỜI LỚN và càng nhiều số tuổi thì trải nghiệm cuộc sống càng nhiều nên sẽ tự khắc nhìn thấy được bản chất thực sự của vấn đề không còn nhìn vào cái hào quang bên ngoài, thế nên việc yêu hay ghét một ai đó đều có một cái nhìn tổng quát và với họ chuyện tiền nong, công việc gia đình vốn quan trọng hơn rất nhiều chuyện bỏ thời gian ra để theo dõi một người khác một cuộc sống khác.

Trong văn hóa nghệ thuật, những tài năng về lĩnh vực này lại được nhìn nhận ở mức độ ít khắc khe hơn mặc dù câu chuyện của họ được mổ sẻ mỗi ngày trên báo chí hay facebook nhưng tài năng của họ luôn được ghi nhận dù đôi khi là lắm tài nhiều tật, những cá tính trong nghệ thuật luôn biết cách tạo ra những sự khác biệt với những dòng chảy đang có trên thị trường luôn tạo một luồng gió mới trong đời sống dù nó gây ra không ít tranh cãi, trong nhiều năm gần đây thì âm nhạc đề cao cái tôi cái "ngông cuồng" của tuổi trẻ trở thành thần tượng mới trong lòng giới trẻ vì đơn giản nó phản ánh đúng tính cách của người trẻ ở thời điểm đó, giai đoạn đó, họ muốn chứng tỏ, họ muốn sống với bản chất của mình, họ muốn bùng cháy và tỏa sáng, chính những cái "ngông cuồng" ấy đã đưa những giai điệu những ca từ đề cao cái tôi của mình lên đỉnh trong bảng xếp hạng dù với những người già hơn đã đi qua rồi cái tuổi đó thì họ lại cho rằng cái ngông cuồng ấy rồi cũng sẽ bị dập tắt bởi thời gian và cuộc sống vì họ đã từng qua cái tuổi đó nhưng với họ chuyện đó không còn là cái quan trọng cái lớn lao họ nghe nhạc theo cách thưởng thức hoặc giải stress, họ không quan tâm quá nhiều đến những thứ ở phía sau như ca sĩ đó là người thế nào, sống thế nào cái họ nhìn nhận đó chính là đây là một bài hát hay, giai điệu đẹp ca từ cũng đẹp và chắc cha tác giả cũng là người đẹp là thế đấy.

Cũng là một câu hỏi về thần tượng giống ở phần mở bạn có bao giờ đã nghe một ai đó muốn trở thành giống mình hay là đã từng mong muốn một ai đó trở thành mình trong một phiên bản khác? Khi còn trẻ chúng ta thần tượng những người đạt những thành tựu mà mình chưa thể chạm đến chính vì ta thần tượng họ nên cố gắng nỗ lực để trở thành họ và khi chúng ta trưởng thành ngẫm nghĩ nhiều về cuộc sống thì sẽ có những đôi mắt trẻ thơ hay những bạn ở tuổi niên thiếu nhìn mình với ánh mắt ngưỡng mộ, bọn trẻ mong muốn được giống mình lúc trưởng thành đó chính là lý do vì sao khi chúng ta trở thành người lớn một cách đàng hoàng thì càng phải sống sao cho thật đẹp dù có thực dụng trong suy nghĩ nhưng hình thức và thể hiện cũng phải là sống đẹp, người đi trước có trách nhiệm truyền cảm hứng cho người đi sau, cuộc sống cứ thế mà tuôn chảy, chẳng có thần tượng nào là tồn tại mãi chỉ có ý chí và cảm hứng về cuộc sống thì truyền tải mãi từ đời này sang đời khác.
08.02.2017
Lâm Mắt Kiếng

Nhận xét