Tết cổ truyền và câu chuyện nguồn gốc của người Việt

Trong khoảng chục năm trở lại đây, cứ mỗi dịp đến thời điểm chuyển giao của năm cũ năm mới chúng ta lại nghe tranh luận về việc có nên chuyển từ việc đón Tết Âm lịch sang đón Tết Dương lịch và liệu ngày Tết- lễ hội lớn nhất của người Việt có phải xuất phát từ Trung Quốc?  Những điều mình sắp trình bày dưới đây không hẳn là đúng hoàn toàn và có đôi phần không chính thống do nguồn tài liệu được xem là dã sử, truyền thuyết hay truyện cổ tích và bài viết phản ánh cách nhìn của bản thân mình- một người thích đọc sử về những giá trị văn hóa của người Việt.


Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn về nguồn gốc thủy tổ của mình khi cho rằng chúng ta xuất phát từ Trung Quốc điều này đúng với sách vở và những điều mà quốc gia to lớn và xấu tính này mong muốn, mọi giá trị văn hóa tại Việt Nam đều do ảnh hưởng từ Trung Quốc và cũng với luận điệu là cường quốc gia văn hóa là cái nôi của văn minh nhân loại ở phương Đông họ cho rằng các quốc gia cổ đại của người Việt đều là sản phẩm tưởng tượng của một bộ phận quý tộc người Việt có nguồn gốc Hoa Hạ tự tạo ra từ cổ sử Trung Quốc. Nhưng những nghiên cứu về lịch sử gần đây của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử thì họ đã chứng minh rằng những chuyện mà chúng ta vẫn xem là dã sử là truyện cổ tích trong đó luôn chứa đựng rất nhiều điều đúng đắn.

Theo tác phẩm Eden in the East (Ðịa đàng phương Ðông) và Out of Eden (Rời khỏi địa đàng) đề cập đến thời tiền sử ở đông và Đông Nam Á của nhà nghiên cứu người Anh- Oppenheimer về thời tiền sử ở Đông Nam Á, qua việc trình bày dữ kiện một cách có hệ thống và nghiên cứu một cách sâu xa, Oppenheimer đã đề xuất thuyết cho rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay, bác bỏ lý thuyết cho rằng những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian xuất phát từ Trung Quốc mà có nguồn gốc từ Đông Nam Á và cho rằng chủ nhân của kỹ thuật trồng lúa nước những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên của nhân loại xuất phát từ vùng đất này. Ngày nay, tuy 2 luận điểm đầu của ông ít thuyết phục giới khoa học nhưng luận điểm cuối thì được giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa điều này làm tôi liên tưởng ngay đến lãnh thổ cổ đại của người Bách Việt- thủy tổ của người Việt Nam.

Theo nhiều cổ sử Trung Quốc thừa nhận lãnh thổ cổ đại của người Bách Việt bao gồm một vùng rộng lớn từ phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam trước khi bị các tập đoàn quân sự Hán tiêu diệt và đồng hóa chỉ còn mỗi Lạc Việt là thoát được vào cuối thế kỷ thứ 9, vậy điều này chứng minh một việc rất quan trọng chính là ngoài việc chế tạo ra trống đồng, tổ tiên chúng ta chính là chủ nhân của nghề trồng lúa nước chủ nhân của nghề làm đồ gốm từ cách đây khoảng hơn 10,000 năm. Và chính vì là chủ nhân của nghề trồng lúa nước nên theo các nhà nghiên cứu kết luận rằng Tết là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán chỉ tiếp nhận sau này. Theo Kinh Lể (Chuyên ghi chép lại lễ nghi thời xưa) của Khổng Tử viết rằng: "Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một lễ hội lớn của bọn người Man (Người tộc Bách Việt). Họ nhảy múa như điên uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi ngày đó là: Tế Sạ".

Tới đây thì mọi chuyện đã rõ, trong lịch sử của dân tộc ta luôn tồn tại rất nhiều khoảng trống do chiến tranh hủy hoại, chúng ta sống bên cạnh một quốc gia có sức mạnh lớn về văn hóa và giàu truyền thống lịch sử nhưng không phải cái gì tốt đẹp cũng xuất phát từ họ, vào năm 2008 trên Trống đồng Ngọc Lễ có niên đại từ thời Hùng Vương có khắc các họa tiết theo lối Kinh Dịch trên đó, điều đó có đủ để chứng minh Kinh Dịch là do người Việt sáng tạo hay là những câu chuyện huyền sử của Trung Hoa có sức nặng hơn, những điều này làm tôi luôn có cái cảm giác chúng ta đã "cho không" anh Trung Quốc rất nhiều thứ mà họ không tạo ra nhưng thích nhận bừa, những cái đó lẽ ra phải thuộc về đất nước mình dân tộc mình.

Thay một lời kết tôi luôn tin tưởng là chúng ta hoàn toàn khác biệt với người đến từ phương Bắc, chúng ta có nét riêng trong văn hóa của mình, tổ tiên của chúng ta đã nhảy múa và uống rượu trong nhà Tế Sạ thì chúng ta không có lý do gì lại bỏ qua một lễ hội có truyền thống hàng ngàn năm như vậy, lịch sử còn nhiều bàn cãi nhưng quan trọng là chúng ta phải có niềm tin nơi dân tộc mình và tôn trọng những giá trị mà cha ông nghìn năm gìn giữ, chỉ có như thế chúng ta mới được nhìn nhận là người Việt trên bản đồ thế giới.

06.01.2017
Lâm Mắt Kiếng
---------
Nguồn tham khảo:
- Văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam- Vietsciences
- Eden in the East (Ðịa đàng phương Ðông) và Out of Eden (Rời khỏi địa đàng) - Oppenheimer
- Kinh dịch- di sản sáng tạo của người Việt theo báo Thanh Niên ngày 6-7-2004
- Wikipedia

Nhận xét