Bàn chuyện giáo dục

Những cải cách về giáo dục liên tục và những cuộc chạy đua thành tích trong những năm đầu 2000 đã biến chúng tôi thành những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm với vô số những điều mới mẻ để áp dụng nhưng sau tất cả những thay đổi đó thì ngoài cái bằng tốt nghiệp phổ thông ra chúng tôi được gì? Giáo dục ngoại ngữ 9 năm được gì ? Chúng ta đã nói quá nhiều về những thứ cao đẹp, lý thuyết "rỗng" trong sách giáo khoa nhưng giáo dục để làm thì chẳng bao nhiêu cái là được.



Tôi may mắn gặp gỡ rất nhiều người trong xã hội, có rất nhiều cá nhân họ có cách sống rất mẫu mực nhưng cũng không ít những người bất chấp mọi thứ để vươn lên trong xã hội. Có nhiều người họ tự thân vận động, tự làm lấy mọi thứ, tự đứng dậy sau vấp ngã và thành công nhưng cũng không ít người nương nhờ "hào quang" của tiền nhân đi trước, gởi gấp là văn hóa tuyển dụng rất "thịnh hành" ở Việt Nam, người ta sẵn sàng bỏ qua một "ứng viên" sáng giá để đổi lấy một mối quan hệ tốt đẹp. Có không ít những người trẻ chúng ta vẫn đang sống thân tầm gửi như thế, mọi thứ đều phải trong nhờ vào người định đoạt kể cả tương lai của mình và gọi đó là số mệnh.

Trong rất nhiều năm tôi đã nghe rất nhiều người nói về câu này "Giáo dục con người trước tiên vẫn phải là giáo dục về lễ nghĩa làm gương", một thế hệ trong tối không thể dạy thế hệ tiếp theo những chuyện trong sáng, một thế hệ dây leo thân tầm gửi không thể sinh ra một thế hệ cây đa, cây cổ thụ. Giáo dục về lễ nghĩa, cách sống cách sinh tồn theo tôi nó phải là nền tảng của giáo dục phổ thông, khi mọi trẻ nhỏ đều biết cách cư xử và tồn tại trong khuôn phép xã hội thì đất nước, cộng đồng, nơi sinh sống sẽ an toàn hơn và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. 

Giáo dục chuyên môn sau giáo dục phổ thông phải gắn liền với thực tiễn phát triển của đất nước, phải có quy hoạch không thể nào một đất nước có 24000 tiến sĩ mà hầu hết đều không nghe nói có phát minh hay "chế biến" gì to lớn hết toàn là nghe nông dân chế tạo máy bay, sinh viên chế tạo robot mà không biết các anh tiến sĩ đó làm gì? Hay chuyện Tri thức trẻ đưa tin gần đây đến năm 2020 có nguy cơ 74000 cử nhân, kỹ sư  thất nghiệp. Thế gia đình của các cử nhân, kỹ sư "tương lai" này bán ruộng nương, vay nợ để đầu tư cho một con số thất nghiệp to bự như thế lãng phí bao nhiêu tiền của và chất xám của đất nước. Hy vọng bộ Giáo dục có thể nghe và hiểu những điều mà ai ai cũng nghe hàng ngày, một đất nước tốt đẹp đều bắt đầu từ những con người tốt đẹp, những con người tốt đẹp trưởng thành từ sự giáo dục tốt đẹp.
06.06.2016
Lâm Mắt Kiếng

Nhận xét