Đợi

Truyện: ĐỢI

Người viết: Lâm Mắt Kiếng

Nữa đêm thức giấc với đôi mắt mình ướt đẫm và trái tim thắt lại tôi mơ thấy mình là Dũng trong câu chuyện của anh và 2 người bạn Kỳ và Lan- một câu chuyện về tình yêu trong thời kỳ máu, lửa và nước mắt của dân tộc.



Chúng tôi là những đứa trẻ lớn lên cùng nhau trong một ngôi làng nhỏ ở xứ Nam Kỳ, tuy hoàn cảnh xuất thân hoàn toàn khác biệt nhưng điều đó không phải là rào cản cho tình bạn chúng tôi, chúng tôi trải qua tuổi thơ trên những cánh đồng ruộng lúa mênh mông cùng với tiếng bom đạn, cùng nhau xuống đường phản đối thực dân Pháp trở lại xâm lược miền Nam cùng gia nhập lực lượng kháng chiến trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ, tôi được lệnh tập kết ra Bắc chờ ngày Tổng tuyển cử  khi ấy đất nước sẽ hòa bình và tôi sẽ được về nhà.

-          Đợi tui nhé, nhanh thôi, 2 năm sau, tui sẽ về, Lan ở nhà giữ gìn sức khỏe, lâu lâu nhớ chạy sang nhà trông nom ông bà cụ nhà giúp tui nhe!
-          Ừ, Dũng đi nhớ giữ gìn sức khỏe, thường xuyên viết thư cho 2 bác và Lan nhe.
-          Ừ, sẽ luôn viết thư cho gia đình và Lan mỗi khi rảnh rỗi, mà Lan nè, tui có chuyện này muốn nói với Lan lâu rồi.
-          Thì Dũng nói đi !

Tiếng còi xe vang in ỏi, tiếng đồng đội gọi to: “Đi thôi Dũng ơi, sắp trễ giờ rồi”, tôi không kịp nói với Lan là tui thương Lan, chỉ vừa chạy vừa vội nói: “Điều này rất quan trọng, Lan đợi tui về, tui sẽ nói với Lan, nhớ đó phải đợi tui về”, Lan vẫy tay chào tôi và hô lớn: “Lan biết rồi, sẽ đợi Dũng về”, thế là hình bóng chúng tôi dần dần nhòa trong mắt nhau, tôi lên đường tập kết mang theo mối tình còn chưa dám ngõ với Lan.

Chiếc xe tải chở chúng tôi xuyên qua những con đường đá đỏ đầy những vết hố do bom đạn gây ra, đưa chúng tôi đi ngang qua cánh đồng lúa quê hương đang vàng ống trong ánh nắng, băng qua những cánh đồng già và những xóm làng nhỏ  hình ảnh làng quê nghèo khuất dần trong tầm mắt chúng tôi- “sẽ về nhanh thôi” câu nói khẻ để ngăn cái cảm giác xúc động và bịnh rịnh khi phải rời xa nơi chôn nhau cắt rốn xa gia đình và xa bạn bè và cả mối tình còn chưa nói.

Ký ức đưa tôi về làng quê nghèo, nơi mà những đứa trẻ trong xóm đang đọc chữ ở một nhà giáo nghèo, người ốm yếu nhưng đôi mắt luôn sáng ngời một niềm tin- Cha tôi- một nhà giáo nghèo nhưng hết lòng vì đất nước, từ nhỏ ông đã dạy cho tôi đọc dạy cho tôi viết, ông dạy tôi về lịch sử của dân tộc về hào khí oai liệt của người xưa và không ngừng hy vọng: rồi sẽ có một ngày nào đó đất nước lại giành được quyền tự chủ, dân tộc mình sẽ sống dưới lá cờ tự do. Trong khi mẹ tôi lại là một người phụ nữ an phận, bà nuôi gánh bán bưng nuôi chồng nuôi con cả đời vất vả nơi xó bếp và chợ chiền, bà không quan tâm đến cuộc chiến này bà chỉ mong mỏi cả nhà cứ mãi ở cạnh nhau, dù nghèo dù khó một chút cũng không sao, hôm biết tôi gia nhập lực lượng kháng chiến, bà khóc nức nở không cho tôi đi nhưng cuối cùng bố tôi cũng thuyết phục được bà để tôi tham gia kháng chiến, hôm tôi đi, bà ôm tôi rất lâu, khóc thật nhiều, … hôm tôi về bà cũng ôm tôi lâu như thế cũng khóc thật nhiều như thế nhưng về chưa được mấy hôm thì tôi lại đi, bà lại khóc, tôi ôm bà vào lòng: “Con về nhanh thôi, hai năm nữa con sẽ về ở nhà luôn, khi đó mẹ sẽ tha hồ nhìn con mỗi ngày luôn, đừng khóc, mẹ như thế sao con lên đường được” , bà lao dòng nước mắt rồi nhét vào tay tôi một sợi dây chuyền bằng bạc với ít tiền bảo giữ phòng thân rồi căn dặn tôi đủ điều, bố tôi đi đằng trước thỉnh thoảng quay lại nhìn tôi và mẹ, ông không nói gì cả, chỉ lẳng lặng mà đi như thế, họ đưa tôi ra đầu ngõ, tôi bảo đừng tiễn nữa, họ vẫn trong theo cho đến khi bóng tôi khuất dần.

Kỳ- Người bạn thời thơ ấu cùng tôi, gia đình Kỳ xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội, cha Kỳ là quan dưới triều đình Nguyễn cho đến khi vua Bảo Đại thoái vị, dù xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng từ nhỏ Kỳ đã luôn tỏ ra tự lập với truyền thống của gia đình, từ chối lên kinh đô cùng cha, Kỳ ở lại quê cùng với mẹ- người vợ không chính thức của cha mình để học chữ và trưởng thành cùng tôi. Từ nhỏ Kỳ cũng như tôi được truyền tải tinh thần yêu nước từ người “giáo nghèo” duy nhất trong làng, đó là lý do chúng tôi đã cùng tham gia Việt Minh với nhau, hai đứa trẻ chơi cùng nhau từ nhỏ lớn lên cùng một người thầy và chiến đấu trong cùng một đơn vị, nhưng khi giặc Pháp vừa đầu hàng trong suy nghĩ của chúng tôi đã bắt đầu có sự khác biệt. Trước hôm tôi đi, tôi và Kỳ ngồi uống rượu với nhau đến tận khuya, Kỳ bảo cuộc chiến đã kết thúc, Kỳ sẽ ở lại, Kỳ muốn ở lại kiến thiết quê hương mà không tập kết ra Bắc, tôi lấy làm khó hiểu trước quyết định của Kỳ, càng khó hiểu hơn khi Kỳ bảo : Nếu sau này, chúng ta 2 người 2 lý tưởng thì hãy chiến đấu hết mình vì lý tưởng của mình, chúng ta là bạn mãi mãi là bạn là anh em tốt nhưng khi gặp nhau trên chiến trường thì hãy gạt qua điều đó. Tôi gặn hỏi Kỳ tại sao lại nói ra những câu nói lạ lùng như vậy, Kỳ chỉ cười và bảo Chẳng ai biết trước ngày mai thế nào, nếu ngày nào đó tôi ngã xuống trước ông thì hãy mang 1 chai rượu và cây đàn đến để đưa tiễn, đừng mang nhan hay cái bộ mặt thảm sầu đến như vậy tôi lại không nở đi. Còn nếu ông ngã xuống trước tôi, tôi cũng sẽ làm điều như thế. Kỳ càng nói càng làm tôi thấy hoang mang, nhưng thôi chắc đã say quá rồi nên lại nói lung tung đêm đó chúng tôi uống cho đến khi say mèm và lăn ra ngủ  trên con xuồng đang trôi bềnh bồng giữa một bầu trời đầy sao và sông nước miền Tây trôi hiền hòa, cũng những ký ức tuổi thơ của 3 người.

Cái Lan- nhân vật phải thường xuyên đóng vai cô dâu trong trò chơi đám cưới của 3 đứa, khi thì tôi làm chủ hôn khi thì là Kỳ, chúng tôi thường hay trốn nhà đi thả diều trên đồng hoặc thả mình trên con sông vào những chiều, có lần 3 người chúng tôi xém chết khi lạc vào một trận đánh của quân đội Pháp và những người người theo lực lượng kháng chiến. Tiếng súng rền mang như sát bên tai mà không biết tiếng đạn đang được bắn ra từ đâu, chúng tôi trốn sau  bụi rơm, nằm rạp xuống mà lòng đầy sợ hãi, tiếng bom, tiếng đạn và cả tiếng trực thăng ngày càng lớn dần, trong cùng cực nổi sợ hãi, chúng tôi ôm lấy nhau khóc òa, một cánh tay đặt lên vai tôi, một giọng nói ấm áp của người phụ nữ mặc áo bà ba, đội nón tai bèo: “Không sao đâu, chị sẽ bảo vệ các em”, chị bắt đầu ra ám hiệu rồi đưa bọn tôi rời dần khỏi vùng nguy hiểm, sau này lớn lên tôi mới biết chị đã nhờ mọi người phân tán hỏa lực của địch tạo lối thoát ra an toàn cho chúng tôi, cũng chính cái hôm ấy khiến 3 người chúng tôi có niềm tin mạnh mẻ bởi những người kháng chiến và khi vừa tròn 18 tuổi chúng tôi đã bước vào hàng ngũ của họ.

Trở lại chuyện của 3 người chúng tôi, tôi yêu cái Lan nhưng tôi biết Kỳ cũng yêu Lan, cả 3 người chúng tôi đều biết đều này nhưng chúng tôi vẫn cứ bên nhau như không có điều gì, gia đình Lan đặc biệt hơn chúng tôi ở chỗ Lan là con lai, ba Lan là một phóng viên chiến trường người Pháp còn mẹ Lan là người phụ nữ bình thường ở thôn quê, họ yêu nhau rồi kết hôn sinh ra Lan, nhưng sau đó ông chết trong giao tranh, người ta đem xác ông về Pháp, mẹ Lan thì không muốn rời quê hương bà đã ở lại nơi này, một mình nuôi dưỡng Lan trưởng thành.  Chúng tôi thường treo đùa với nhau, sau này khi lớn lên, cả ba chúng ta sẽ lấy nhau, về chung một nhà nhưng chuyện ông bà Táo, Lan những lúc ấy thì đỏ mặt rồi vội bỏ đi Ai nói sẽ lấy Dũng với Kỳ chứ… Những câu chuyện về tuổi thơ cứ lần lượt xuất hiện trong đầu tôi cho đến khi trước mắt mình là rất nhiều đơn vị đang xếp hàng tại nơi tập kết, rất nhiều thanh niên giống tôi, họ đã sẳn sàng cho cuộc chuyển quân xoay chuyển lịch sử, tất cả những người chúng tôi đều tin tưởng một đều rằng 2 năm sau, chỉ 2 năm nữa đất nước tôi sẽ hòa bình, người người được sống tự do.

TẠM NGƯNG

Nhận xét